Loading...

Hỗ trợ trực tuyến

Liên Kết Website

Thống kê truy cập

Người online : 1

Lượt truy cập : 100030

Virus Zika   (05-10-2016)

                                                   Virus Zika
 Virus Zika (ZIKV) là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã được tìm thấy đầu tiên vào năm 1947.
Tình hình lây nhiễm virus Zika:
- Đến nay, đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika.
- Ngày 22-3-2016, Việt Nam nhận được thông báo từ WHO về một trường hợp công dân Úc nhiễm virus Zika sau khi đi du lịch tại Việt Nam trở về nước. Vị khách này đến Việt Nam từ ngày 26-2-2016 và xuất cảnh về Úc ngày 06-3-2016, đến ngày 08-3-2016 có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus Zika và đã đi đến TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận trong thời gian ở Việt Nam.


Đường lây truyền
Mới đây CDC phát hiện, virus Zika lây lan không chỉ qua đường muỗi đốt, từ mệ sang con, mà còn qua quan hệ tình dục và truyền máu.


Đặc biệt, Zika có thể gây ra chứng teo não đối với thai nhi trong bụng người mẹ bị nhiễm virus. Virus Zika được nói ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và làm đầu trẻ không phát triển bình thường, gọi là hiện tượng đầu nhỏ. Các bệnh đầu nhỏ là sự thoái hóa hoặc dị dạng của não, quyết định sự ra đời của trẻ em với đầunhỏ hơn kích thước bình thường và đôi khi gây tử vong.

- Các dữ liệu cho thấy ở bào thaicủa người phụ nữ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ cao của tật đầu nhỏ.Chính vì điều này mà chính phủ nhiều nước như El Salvador, Colombia và Ecuadorkhuyên phụ nữ không nên mang thai và sinh con trong giai đoạn virus Zika đang hoành hành, thay vào đó chỉ nghĩ đến việc sinh con sau năm 2018.
- Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Zika, có gần 4.000 ca bị bệnh đầu nhỏ, trong số này có 49 ca tử vong. Chính quyền nước này khuyên phụ nữ không sinh con khi dịch Zika chưa được ngăn chặn.

- Có mối liên hệ giữa virus Zika và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (thường gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain-Barré).
- Những triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở chân tay và phần trên cơ thể. Những triệu chứng này gia tăng cho đến khi các cơ không còn sử dụng được nữa và người bệnh gần như liệt hoàn toàn.
Chẩn đoán- Việc chẩn đoán cần dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ gợi ý. Virus này có thể được phát hiện bởi test phản ứng Elisa, qua sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin M(IgM) nhằm chống lại virus Zika trong huyết thanh. IgM có thể phát hiện từ 3 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, nhưng có thể có phản ứng chéovới các virus khác trong nhóm flavivirus như Dengue, sốtvàng…
- Việc chẩn đoán xác định dựa trên các phát hiện của virus bằng RT-PCRhoặc phân lập virus trong tế bào nuôi cấy.
Điều trị
- Việc điều trị chủ yếu dựa trên việc điều trị các triệu chứng.
- Nên nghỉ ngơi.
- Bù dịch bằng cách uống nhiều nước để chống mất nước.
- Thuốc paracetamol có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau và sốt. Nên tránh việc sử dụng ibuprofen, Aspirin, vì nó có khả năng gây ra hội chứng xuất huyết, đặc điểm phổ biến của flaviviroses.[17] Các kháng histamin có thể dùng khi phát ban có ngứa.
Theo dõi
◦     Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.
◦     Theo dõi phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika
◦     Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
◦     Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm virus Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RT-PCR hoặc lấy máu dây rốn trong vòng 2 ngày sau cuộc đẻ để xét nghiệm huyết thanh nếu người mẹ đang trong thời gian bị bệnh, hoặc lấy máu dây rốn xét nghiệm huyết thanh có thể hồi cứu tình trạng nhiễm virus Zika bẩm sinh của thai nhi.
◦    Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần- vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Dự phòng
Đầu năm 2016, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị, các test chẩn đoán nhanh chỉ để phát hiện ra virus này. Trong trường hợp không có vaccine, việc phòng chống lây nhiễm chủ yếu thông qua kiểm soát các vector truyền bệnh nhằm hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika.
Phát triển vắc-xin
- Việc hướng tới sự phát triển một loại vắc xin chủng ngừa vi rút Zika đã được bắt đầu.Và thời gian cần thiết để phát triển một loại vắc xin có hiệu quả, kiểm định để đưa vào sản xuất là quá trình lâu dài và phức tạp.Người ta ước tính có thể mất ít nhất 10-12 năm để có một loại vắc xin hiệu quả đưa vào sử dụng chống lại virus Zika.Ngày 2/2 Hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) thông báo đã bắt đầu dự án phát triển một loại vaccine phòng virus Zika.
- Mới đây, Bharat Biotech, một công ty dược phẩm Ấn Độ vừa tuyên bố rằng họ đã phát triển một loại vắc xin cho virus Zika. Hiện tại, thời điểm 2 loại vaccine này có mặt trên thị trường vẫn chưa được xác định rõ ràng.

 

Comments: