Loading...

Hỗ trợ trực tuyến

Liên Kết Website

Thống kê truy cập

Người online : 1

Lượt truy cập : 100338

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn   (17-04-2019)

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

I.Lãnh đạo hiện nay:
  Phó trưởng khoa phụ trách: CN Trần Thị Hải
 Tổng số nhân viên: 17
Trong đó:
+ Đại học kỹ thuật y học: 01
+ Đại học điều dưỡng: 01
+ Điều dưỡng Trung học: 01
+Hộ lý: 13
+ Công nhân kỹ thuật: 01
II. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ:
Từ tháng  05  năm 2003 đến tháng 07 năm 2005   : Y sĩ Phạm Thị Mường
Từ tháng 07 năm 2005 đến tháng 02 năm 2011   : CN Nguyển Thanh Hải
Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 06  năm 2015   : CN Phạm Văn Minh
III. Chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
+ Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
+ Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
+ Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
- Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
- Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. 
IV. Hoạt động chuyên môn.
1. Cơ sở vật chất
1.1. Tổ tiệt trùng: 
- Phòng giao ban.
- Phòng nhận dụng cụ bẩn.
- Phòng đóng gói đồ sạch.
- Phòng lưu giữ dụng cụ vô khuẩn.
- Hệ thống xử lý dụng cụ tập trung.
- Nồi hấp ướt: 02 nồi
- Tủsấy: 04 tủ.
1.2. Tổ giặt là:
- Phòng nhận đồ vải bẩn.
- Phòng nhận đồ vải sạch.
- Khu giặt là:    
+ Máy giặt: 02máy.
+ Máy sấy: 02 máy.
+ Máy khâu vá: 01máy.
+ Máy là ủi: 04 cái.
2. Các thành tích nổi bật.
- Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến do Sở y tế Quảng Bình tặng năm 2014, 2015, 2016.
V. Hướng phát triển.
- Thực hiện nghiêm túc thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ y tế.
- Phát huy hiệu quả của trung tâm tiệt khuẩn dụng cụ y tế.
- Tích cực, chủ động và nâng cao chất lượng của công tác giám sát nhiễm khuần bệnh viện, công tác thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, phấn đấu giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Triển khaicông nghệ mới trongkhử trùng buồng bệnh,buồng cách ly, phẫu thuật, thủ thuật, khử trùngmáy thở và bình oxy…
- Triển khai phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt độ thấp sử dụng công nghệ mới như công nghệ Plasma, Eogas…
- Nghiên cứu đề tài khoa họcliên quan đến nhiễm khuẩn Bệnh viện, phấn đấu giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

 

 

 

 

Comments: